Hoa ban, nhiều người nói nhiều, nói mãi. Sáo ngữ, dù văn hay vẫn cũ. Mình làm biên tập VNĐB, nói thật đã và đang nhận nhiều bài hoa ban; cảm giác lặp là xem thường bởi quanh đi quẩn lại vẫn truyện cổ tích HB, tả HB, cảm xúc HB... Nhưng vừa rồi, hơi bị bất ngờ, bởi có một Ban mới của cô giáo Trần Chinh Dương (THPT chuyên Lê Quí Đôn - Điện Biên). Nó không hẳn mới hẳn nhưng chí ít nó đã xoay nhiều góc độ với loài hoa Tây Bắc, Điện Biên để đỡ chán
. Đây bài ấy đây.
Ban trắng Mường Thanh
Trần Chinh Dương
Sức sống mãnh
liệt và vẻ đẹp
Ở trời Tây Bắc, hoa ban trắng thực sự là
một bí ẩn. Đằng sau câu truyền thuyết về
tình yêu đầy bi thương, người Thái muốn nói với chúng ta điều gì? Phải chăng là
một ngợi ca cho tình yêu vĩnh cửu? Và, phải chăng vì thế, trong ngôn ngữ của
họ, hoa ban mang nghĩa là “ngọt”?
Sự tồn tại của một loài hoa trong đời
sống của một dân tộc, thậm chí lớn hơn là cả một vùng văn hóa cần có sự lí giải
từ nhiều chiều. Và, đôi khi, nếu khước từ cái nhìn từ chính bản thể, từ đời
sống được nhìn sâu đến từng tế bào thì sẽ mất đi cơ hội để được hiểu đầy đủ về
một loài cây như thế.
Hoa ban sinh ra ở vùng cận nhiệt đới,
hay chính vùng nhiệt đới đã lựa chọn hoa ban như một đứa con của mình? Loài hoa
ấy thật kì lạ, thoạt nghe, ai cũng ngỡ đó là một loài vô vùng “khó tính”. Ở Mường
Thanh, người ta vẫn truyền nhau rằng, hoa ban trên cành, chỉ cần ngắt xuống
thôi là lập tức héo ngay. Vì thế, với hoa ban, không thể có chuyện chơi hoa,
chỉ có thể thưởng hoa khi hoa còn ở trên cây. Phải chăng đặc điểm đó của hoa
cũng là một bài học cho loài người, vốn rất yêu cái đẹp nhưng cũng không biết
tiếc thương cái đẹp, như lời nhắc nhở của dân gian “chơi hoa chớ để hoa tàn”?
Nhưng đời cây ban trắng mới thực sự là
một “bài học”, những điều không thể được phát hiện nếu chỉ hời hợt nhìn lướt
qua. Sống với ban từ khi đời cây mới chỉ là một hạt mầm như cái cúc áo, người
ta mới hiểu, mới thấm thía những giá trị có được của nhân sinh. Cuối tháng tư,
muộn hơn là đầu tháng 5 dương lịch, sau một chu trình nở hoa, những hạt ban
gieo mình xuống ủ mình dưới lớp đất rừng, đợi mưa xuống là nảy mầm non. Ban nảy
rất nhanh, muốn lượm hạt phải đúng thì, đúng dịp, còn quá dịp, lỡ thì thì nhất
định phải… đợi đến năm sau.
Sinh trưởng của ban thuộc loại khỏe
trong lớp cây hai lá mầm. Sau một năm, nếu gặp điều kiện chăm sóc tốt, cây có thể
cao đến 1,5 mét. Vốn ưa tự do, ham ánh sáng nên ban phát triển rất mạnh mẽ
trong các khu rừng cận nhiệt đới. Ở Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng,
cách đây nhiều năm, đến mùa ban nở, đâu đâu người ta cũng thấy những cánh rừng
trắng bạt ngàn. Sức sống của ban quả là một điều kì diệu. Có cây ban cổ thụ
được trồng trong gia đình một nhà người Thái, tưởng đã chết, thân gỗ đã mục ở
bên ngoài, nhưng đến một ngày, cây lại nảy mầm chồi, mọc ra một thân mới và
tiếp tục phát triển, đơm hoa.
Ban nở hoa theo mùa, và để có những cành
hoa ban trắng đẹp hơn cả thi ca, đời cây cũng phải trải qua một quá trình.
Tháng 12 dương lịch cây lá vẫn còn xanh, sang tháng 1 âm lịch, lá cây bắt đầu
chuyển màu, chuyển từ từ chứ không vội, rồi đến tháng 2 bắt đầu đâm nụ, ra hoa.
Trút lá của ban không diễn ra nhanh, cây vừa trút lá, hoa vừa nở bông, lá trút
hết cũng là lúc cây hoa ban nở rộ. Nhìn từ góc độ sinh học, quá trình bỏ lá ấy
không phải chỉ ở ban mới có, đó là nhịp độ phát triển chung của nhiều loài cây
khi ở tiết cuối đông đầu xuân, khi chạm mùa khô, gọi một cách khoa học thì đó
là chuyển giao giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh sản.
Người yêu hoa, chăm hoa có nhiều năm kinh nghiệm thì cho rằng, trong đông (mùa
đông), lá cây trút đi để tích lũy dinh dưỡng, để co mình lại rồi đợi xuân về
phô hết những tinh túy của mình giữa đất trời. Người hiểu thời tiết, khí hậu
của vùng Mường Thanh thì lí giải: chênh lệch nhiệt độ trong ngày, nhất là giữa
ngày (rất nóng) và đêm (rất giá) chính là điều kiện khắc nghiệt cần thiết để cây
cho hoa rất rộ và rất đẹp.
Từ đời hoa ấy, đời cây ấy, mới hiểu hết
được cái ý nghĩa khôn cùng trong một chữ “ngọt” mà người Thái đã gieo cho loài
hoa của dân tộc mình. Cái đẹp nào, cái ngọt ngào nào mà chẳng phải trải qua một
thai nghén, một trút bỏ, một rèn luyện có tính quá trình. Và ban đã được sinh
ra ở một vùng khắc nghiệt như thế, đau đớn mà lung linh; giữa nắng gay gắt,
giữa giá buốt sương, giữa ngồn ngột của gió Lào tháng hai.
Xuân ở Mường Thanh, sau khi đào khép nụ,
đào thường nở chỉ trong 2 tuần rất nhanh, thì ban trắng tiếp tục vươn mình dậy
đón xuân muộn. Cây ra hoa, rải rác từ tháng 2 đến tháng 4 dương, mà cứ thanh
thoát, trong trắng như thế giữa trời lòng chảo hanh hao.
Không gian hoa
ban Mường Thanh
Đã từng có thời, không ít người mơ ước
hái được ban mang về giữa lòng thành phố để được hưởng chút hương vị của núi
rừng. Đứng ở giữa lòng chảo Điện Biên mà phóng đúng một tầm mắt là nhìn thấy
ban ngay ở chân núi trước mặt, ngay giữa mùa xuân. Cái đẹp ở ngay kia.
Mường Thanh với hoa ban trắng ở trong
lòng chảo hôm nay đã không còn là giấc mơ. Giấc mơ đã được hiện thực hóa. Sau
những nỗ lực không ngừng, sau nhiều năm, người ta đã hiểu hoa ban hơn, hiểu cái
“khó tính”, hiểu cái sức sống bền bỉ âm thầm mãnh liệt của loài để bắt đầu nâng
niu từ khi nó còn ở trong hình hài của hạt. Người ta đi nhặt hạt ban vào tháng
tư để gieo những mùa ban. Khi ban ở trên rừng, ban sống trong bàn tay của tạo
hóa, khi ban về lòng chảo, ban nằm trong tay con người.
Câu chuyện trồng ban (tổ chức, qui củ) ở
Mường Thanh đã diễn ra cách đây 5 năm. Năm năm không dài nhưng mở ra những hứa
hẹn. Quy hoạch trồng ban đã nâng tầm của cả một miền đất. Ban được trồng nhiều
nhất ở quanh các điểm di tích lịch sử, trên các tuyến đường lịch sử, ở các
không gian công cộng, cơ quan, trường học,… Có những cây ban lớn đã cho hoa
nhiều mùa, có những hàng ban nhỏ mới được trồng trên những tuyến đường mới cũng
bắt đầu nẩy bông. Thật xúc động khi có một cua xe chạy quanh những cung đường
hoa ban nối liền các điểm di tích đồi A1, nghĩa trang Liệt sĩ A1, Bảo tàng
Chiến thắng Điện Biên Phủ đến hầm tướng Đờ Cát, tới nghĩa trang Độc Lập, rồi
lại vòng về trung tâm thành phố hướng lên Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Con
đường hoa ban dài nhiều km, con đường được trồng nhiều hoa ban nhất thành phố,
chạy êm êm bên dòng Nậm Rốm huyền thoại.
Ban trong thành phố Điện Biên Phủ còn
mang lại cho mỗi người những trải nghiệm riêng tư. Lòng chảo Mường Thanh, trong
quá trình phát triển, tốc độ đô thị hóa đã làm biến đổi nhiều nếp nhà, nhưng
nếu cẩn trọng, nếu thực sự quan tâm, bạn vẫn có thể tìm thấy những nếp nhà sàn
còn gắn bó với loài ban ấy. Hoa ban nhất định phải gắn với không gian nhà sàn. Người
Thái, dù họ sống ở đâu, dù ở vùng chân núi, khe nước xưa kia hay hôm nay giữa
thung lũng đồi thấp, giữa đồng bằng thì ý niệm về hoa ban- nhà sàn trong đời sống tinh thần của họ vẫn không thể mất.
Đến Mường Thanh, nếu muốn được ngắm cây
ban, hoa ban, cần có một sự phân biệt nhỏ. Ban có một chị em “sinh đôi”, ấy là
một loài cây cùng chi có tên móng bò. Nhìn bên ngoài chúng rất giống nhau, cùng
kích thước, chiều cao, cùng hình dạng lá, sắc lá. Mọi sự trở nên hết sức rắc
rối khi cây còn bé, nhưng nếu chịu khó quan sát theo thời gian, sẽ thấy đó là
hai loài với hai “cá tính”. Khi đã đến độ nở hoa, rất dễ thấy, hoa móng bò có
màu tím đỏ, còn ban thì trắng tím. Móng bò ra hoa tháng 10,11 dương lịch, ban
ra hoa tháng 2 dương lịch. Khi ban bắt đầu ra hoa thì móng bò đã thả quả già.
Trong điều kiện chăm sóc bình thường, lá ban thường mỏng hơn. Và nếu cầu kì hơn
nữa, có thể dùng kính lúp để phân biệt, bởi trên đầu lá ban non bao giờ cũng có
một lớp lông măng màu trắng trong khi lá móng bò không có.
Biểu tượng và
tương lai
Ban trắng không phải của riêng đất Mường
Thanh, ban trắng muôn đời vẫn là của Tây Bắc. Nhưng hoa ban trắng ở Mường Thanh
là hoa ban được sống giữa vùng lòng chảo với đất đai phì nhiêu và khí hậu vô
cùng khắc nghiệt, với dư vị của gió Lào sau xuân, với huyền thoại về Mường trời
còn âm vang mãi trong câu hát “Mường Then
là Mường trời, sinh ra người con gái Thái, bước ra từ rừng hoa ban”… và với
Điện Biên Phủ, chỉ cần nhắc tên là người muôn phương đã thấy rộn ràng lòng.
Hoa ban trắng là loài hoa gắn với không
gian văn hóa của người Thái, trở thành một biểu tượng muôn đời của một dân tộc
giàu bản sắc. Nhưng cũng như mọi biểu tượng văn hóa, thời gian sẽ bồi đắp thêm
những giá trị mới. Mà, ở Mường Thanh, đó là sự gắn bó của loài hoa này với
không gian lịch sử đặc thù. Hôm nay, hoa ban đang tiếp tục sánh cùng lịch sử
anh hùng của đất Mường Thanh. Năm 2014, Mường Thanh đón chào nhiều sự kiện: kỉ
niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào tháng 05, Lễ hội “Hoa ban
khoe sắc” vào tháng 03, đó là khi hoa ban thêm một lần được làm mới mình trong
mắt du khách, có được thêm tình yêu của những con người sống gắn bó và hi sinh
cho mảnh đất lịch sử.
Hôm nay, đến Mường Thanh, nhìn những
cánh rừng xa xa còn rất ít màu xanh, hoa ban ở núi cũng đã vãn rất nhiều mỗi độ
xuân về, người ta lại có quyền hi vọng về một không gian xanh. Hoa ban ấy không
chỉ là chuyện của du lịch sinh thái, du lịch lịch sử hay du lịch văn hóa mà còn
là chuyện của du lịch nhân văn. Cây ban lớn lên, mỗi ngày, nhắc nhở chúng ta về
một ứng xử với đời cây. Đời cây chính là đời người… Cây còn xanh, con người còn
có cơ hội để được sống với bền vững và phát triển.
Hạt ban gieo xuống một mùa, ta có một
Mường Thanh mãi mãi…
Em mời mùa ban anh lên
Trả lờiXóaHoa tươi bên hầm Đờ Cát...
Cam Mường Thanh, mùa này mát
Đỉnh Đồi A-1,anh lên...
@
(Kỷ niệm Điện Biên,30/4-3/5/2010).@"Hoa Ban Trắng" Program at HUST-CSV:SKT-GVC-THH-PXC-VTC-HHH(from 3-4-7/5/2014 to 21/8/2015 and to 21/8/2017&2020).